Địa giới hành chính thị xã Phú Mỹ:
Đông giáp huyện Châu Đức; Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; Nam giáp thành
phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu; Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.
Sau
khi thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường trực thuộc, thị xã Phú Mỹ có
10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ,
Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc
Tiên. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5
huyện, 1 thị xã và 2 thành phố; 82 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 47 xã,
29 phường và 6 thị trấn.
Thị Xã
Phú Mỹ có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế du lịch, nơi đây có
nhiều di tích, danh thắng chùa chiền trong đó nổi bật là:
- Núi
Dinh là ngọn núi nổi tiếng của BR-VT với vẻ đẹp hài hòa, sơn thủy hữu
tình cao khoảng 500m. Nơi đây không chỉ được biết đến là điểm du lịch
sinh thái đơn thuần mà còn được nhiều du khách tìm đến khám phá du lịch
tâm linh, tín ngưỡng. Bởi trên khu vực núi còn là nơi hội tụ nhiều ngôi
chùa nổi tiếng, trong đó có nhiều ngôi chùa có giá trị lớn về mặt tôn
giáo và nghệ thuật kiến trúc độc đáo có nhiều nét riêng và đặc sắc, mỗi
kiến trúc trên núi như một biểu tượng văn hóa tinh thần của người dân
địa phương.
Các di tích phục vụ
khách tham quan gồm Di tích lịch sử cách mạng khu căn cứ Núi Dinh thuộc
địa phận Xã Tân Hải; Di tích lịch sử cách mạng địa đạo Hắc Dịch thuộc
địa phận Phường Hắc Dịch.
NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN VƯỢT TRỘI
Phú Mỹ được xem là thủ phủ của các khu công nghiệp trong toàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Được quy tụ > 9 KCN lớn nhỏ.
- Mỹ Xuân: A1, A2, B1, B2 (Công nghiệp nhẹ)
- Phú Mỹ: PM1, PM2, PM3, Cái Mép (Công nghiệp nặng, cảng biển, ligistics)
- Hắc Dịch: Khu công nghệ cao 450ha (Công nghiệp phụ trợ)
- Và hàng ngàn công ty, nhà máy sản xuất bên ngoài.
Về phát
triển kinh tế, sự hình thành các khu công nghiệp tập trung, các cụm
công nghiệp đã tạo ra những tác động mang tính đột phá mạnh mẽ, đánh
thức những tiềm năng kinh tế của huyện Tân Thành. Tình hình kinh tế xã
hội trên địa bàn huyện đã bắt đầu sự thay đổi sâu sắc. Có thể nói khởi
đầu gần như từ chưa có gì, sau 24 năm, đến nay, trên địa bàn huyện đã
hình thành 09/10 khu công nghiệp và 03/05 cụm công nghiệp đang hoạt động
với quy mô gần 5000ha, tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực hoạt động
trong khu công nghiệp đến nay là 215 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng
ký hơn 13 tỷ USD, trong đó có 116 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI), với tổng số vốn hơn 8 tỷ USD và 99 dự án đầu tư trong nước với
tổng số vốn hơn 5,4 tỷ USD.
Các dự án này hầu hết có quy mô lớn, công
nghệ hiện đại, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội không chỉ của huyện mà của cả tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và của cả toàn
quốc, tiêu biểu là các dự án đường ống dẫn khí và trạm phân phối khí
đốt, tổ hợp các nhà máy điện, các nhà máy sản xuất phân bón, các nhà máy
thép, xi măng... tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp mới chất lượng và đa
dạng.
CÁI MÉP – THỊ VẢI
Cảng
Quốc tế nước sâu. Có khả năng tiếp nhận tàu container có trọng tải lên
đến 80.000 DWT với công suất thông qua đạt 600.000 – 700.000 TEU mỗi
năm.
Thị Vải – Cái Mép được xem như một cảng nước sâu lớn nhất, phục vụ cho khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Là
cảng cửa ngõ cho toàn vùng, kết nối các ngành công nghiệp, dịch vụ
Logistcis của Bà Rịa Vũng Tàu- Đồng Nai – Bình Dương – HCM.
Cùng với sự phát triển của
các khu công nghiệp, hệ thống cảng Cái Mép- Thị Vải được qui hoạch 32
cảng, hiện có 17 cảng đang khai thác, khối lượng hàng hóa thông quan
cảng trong năm 2017 đạt khoảng 74,1 triệu tấn. Trong đó, hàng trực tiếp
qua cảng đạt 48 triệu tấn; hàng quá cảnh trên tàu đạt 26,1 triệu tấn,
hàng Container trực tiếp qua cảng đạt 15,5 triệu tấn.
Đồng
hành với quy mô phát triển của ngành công nghiệp, cảng biển lớn trên
địa bàn, huyện đã tập trung đầu tư phát triên mạng lưới công nghiệp-tiêu
thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ địa phương; tính đến nay, mạng
lưới công nghiệp-tiêu thủ công nghiệp của huyện phát triển nhanh chóng;
trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng lên. Từ
chỗ giá trị sản xuất công nghiệp tạo ra trên địa bàn chỉ có 43 tỷ đồng
vào năm 1995, đến năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn
huyện đạt trên 13.079 tỷ đồng, tăng hơn 304 lần so với năm 1995.
Ngành
thương mại, dịch vụ vào năm 1995 chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể với
số vốn nhỏ. Đến nay, đã có bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng về loại
hình và không ngừng nâng cao về chất lượng; hiện nay có 3.967 cơ sở kinh
doanh thương mại-dịch vụ, trong đó 2.179 doanh nghiệp tư nhân, công ty
TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và 1.788 hộ kinh
doanh; tăng 2.613 cơ sở với năm 1995.
Mặc
dù một diện tích lớn đất nông nghiệp được chuyển thành đất sản xuất
công nghiệp và đất ở đô thị, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp trong những
năm qua phát triển tương đối toàn diện, cả về trồng trọt và chăn nuôi,
đầu tư chiều sâu, phát triển chủ yếu về chất theo hướng kết hợp chặt chẽ
giữa kinh nghiệm truyền thống địa phương với việc áp dụng rộng rãi các
tiến bộ khoa học kỹ thuật. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt gần
1.888 tỷ đồng tăng 22,8 lần so với năm 1994.
Đời sống nông dân đã được
cải thiện đáng kể, các điển hình về đổi mới cách làm ăn, nông dân sản
xuất giỏi ngày càng nhiều hơn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 90,9%;
tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%.
Để
tạo thêm năng lực mới cho phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm từ
1994 đến năm 2018, huyện đã đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu cuộc sống của
người dân. Ngoài ra, bằng nhiều nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, ngân
sách tỉnh, nguồn vốn ODA, trái phiếu chính phủ, đầu tư nước ngoài và dân
doanh đã đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng trên địa bàn.
TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG VÀ ĐỒNG BỘ
Cho đến nay, hệ
thống giao thông đô thị, các khu công nghiệp, đường liên cảng cũng như
giao thông nông thôn đã được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ; các
tuyến đường từ huyện đến trung tâm các xã-thị trấn đều được nhựa hóa,
các đường trục chính giao thông đô thị từng bước được hình thành mang
dáng dấp của một đô thị đang phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đi lại của nhân dân và phát triển sản xuất.
- Quốc Lộ 51
- Cao tốc Bến Lức – Vũng Tàu
- Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
- Vành đai 4
- Cầu Phước An – Đường liên cảng 319
- Đường 911
- Sân bay quốc tế Long Thành…
Tình
hình an ninh chính trị trên địa bàn cơ bản luôn đảm bảo ổn định, trật
tự an toàn xã hội được kiểm soát tốt. Từ huyện đến cơ sở thường xuyên
quán triệt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và kỹ cương xã hội gắn với phát
động phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Chương trình quốc
gia phòng, chống các loại tội phạm được triển khai tích cực và đạt được
những kết quả nhất định. Các cơ quan nội chính phối hợp cùng quần chúng
nhân dân đấu tranh làm rõ và xử lý nhiều vụ việc, hành vi vi phạm pháp
luật trên các lĩnh vực.
Dự án thu hút đầu tư du lịch tại Phú Mỹ:
Khu
du lịch lâm viên núi Dinh với diện tích 2400 ha, sản phẩm dự kiến xây
dựng khu nghỉ dưỡng tích hợp đầy đủ các sản phẩm du lịch cho nhiều đối
tượng như: Khu Đài tưởng niệm, đường xe lửa tham quan núi Dinh, khu
resort nghỉ dưỡng, khu khách sạn, nhà hàng cao cấp 4, 5 sao, khu sân
golf, trung tâm hội nghị, tổ chức tiệc cưới…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét